Tiểu sử anh hùng Liệt sĩ Hoàng Lê Kha

Tiểu sử anh hùng Liệt sĩ Hoàng Lê Kha

Hoàng Lê Kha (1917-1960) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam thời hiện đại. Sau luật 10-59 dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông là "người Việt Nam cuối cùng bị hành quyết bằng máy chém"

Tiểu sử

Ông sinh tháng 2 năm 1917 tại làng Trang Các, tổng Ngọ Xá (nay là thôn Trang Các, xã Hà Phong, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa)
Thời thanh niên, ông lên Hà Nội vào học trường Trường Bách nghệ Hà Nội. Năm 1933, ông tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh. Năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Sau khi tốt nghiệp, ông về làm việc tại Sở Đạc điền Hà Nội và tham gia các phong trào Hướng đạo sinh, truyền bá quốc ngữ và các hoạt động yêu nước trong phong trào Mặt trận Bình dân thời bấy giờ.
Năm 1938, Mặt trận Bình dân đổ. Chính quyền thực dân Pháp thực hiện các biện pháp cứng rắn đối với phong trào dân chủ ở Đông Dương. Năm 1939, Hoàng Lê Kha, cũng như nhiều đảng viên Cộng sản khác ở thời kỳ này phải rút vào hoạt động bí mật. Bí danh Nguyễn Văn Lòng của ông có lẽ ra đời trong thời gian này. Đến năm 1940, do cơ sở bị lộ, Hoàng Lê Kha phải chuyển vào Sài Gòn, tiếp tục hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên yêu nước, tham gia xây dựng Đoàn Thanh niên Cứu quốc (một tổ chức của Việt Minh).
Năm 1945, Hoàng Lê Kha tham gia giành chính quyền tại Sài Gòn, rồi trở thành một trong những cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Định, phụ trách báo Thống Nhất của Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Gia Định. Sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ:
-Năm 1947: Tỉnh đội trưởng tỉnh Gia Định.
-Năm 1948: Trưởng ty Thông tin tỉnh Gia Định.
-Năm 1949-1950: Trưởng ty Kinh tế-Canh nông tỉnh Gia Định.
-Năm 1951-1952: Bí thư Huyện ủy huyện Châu Thành (Tây Ninh), rồi làm Bí thư Huyện ủy huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) cho đến năm 1954.
Sau Hiệp định Genève, 1954, Hoàng Lê Kha được chỉ định làm Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, trực tiếp phụ trách thị xã Tây Ninh và huyện Châu Thành (Tây Ninh) 
Tháng 3 năm 1959, khi ông chuẩn bị đi công tác thì bị người của chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt tại nhà ông Hai Thương, sau đó bị đưa về giam ở khám Chí Hòa (Sài Gòn).
Ngày 2 tháng 10 năm 1959, Hoàng Lê Kha bị kết án tử hình tại tòa án quân sự đặc biệt. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm 1960, Hoàng Lê Kha bị hành quyết bằng máy chém tại Tam Hạp (Trảng Lớn, Châu Thành, Tây Ninh). Khi ấy, ông đang ở tuổi 43.

Ghi công


Năm 1962, Tỉnh ủy Tây Ninh đã lấy tên Liệt sĩ Hoàng Lê Kha đặt cho một ngôi trường và một xưởng in trong vùng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát. Ngày 23 tháng 7 năm 1997, ông được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.Bằng Tổ quốc ghi công, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất
Sau giải phóng 30/4/1975,Tỉnh ủy Tây Ninh chuyển trường Hoàng Lê Kha về ấp Thái Trường F3,thị xã Tây Ninh. Nơi đây đã nuôi dưỡng và đào tạo nhiều thế hệ học sinh là con em của những thương binh,liệt sĩ trong thời kỳ bao cấp còn nhiều khó khăn.Chính nơi đây thầy và trò của học sinh trường PTTHNT Hoàng Lê Kha cùng ăn ,cùng ở ,cùng gắn bó dạy và học trong ngôi trường nội trú mang tên người anh Hùng liệt Sĩ Hoàng Lê Kha,và rất rất nhiều những em học sinh của trường PTTHNT Hoàng Lê Kha ngày xưa ấy luôn học tập và làm việc xứng đáng với tên người anh hùng liệt sĩ Hoàng Lê Kha tiếp tục là nòng cốt trong các cấp lãnh đạo của tỉnh Tây Ninh hiện nay.
Năm 1989 vì một số lý do,ngôi trường PTTHNT Hoàng Lê Kha không còn nữa,mà thay vào đó là trường Chuyên Hoàng Lê Kha, và ở quê hương ông (Hà Trung, Thanh Hóa) cũng có ngôi trường phổ thông trung học mang tên Hoàng Lê Kha.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thăm gia đình liệt sĩ Hoàng Lê Kha nhân ngày 27 - 07

ĐỊA CHỈ VÀ ĐIỆN THOẠI MỘT SỐ BẠN BÈ-THẦY CÔ